Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy là gì?

Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy là một thiết bị chữa cháy hàng hải quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy trên tàu. Theo quy định, hệ thống cứu hỏa trên tàu thủy phải có máy bơm chữa cháy chính và máy bơm trợ lực khẩn cấp đúng chủng loại và công suất đã được phê duyệt. Vị trí đặt máy bơm chữa cháy dự phòng phải ở bên ngoài không gian đặt máy bơm chữa cháy chính

Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy là gì? Quy định về bơm trên tàu
Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy là gì?

Máy bơm cứu hỏa thường được trang bị sẵn và được kết nối với hệ thống cung cấp nước của tàu. Chức năng chính của nó là cung cấp nước với áp lực cao để dập tắt hoặc kiểm soát lửa trong trường hợp tàu xảy ra hỏa hoạn. Nó có thể hoạt động bằng nhiều nguồn năng lượng khác nhau như động cơ diesel, động cơ điện, hoặc chạy bằng xăng. Chúng thường được đặt ở vị trí cố định trên tàu để dễ dàng tiếp cận và sử dụng khi cần thiết.

Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ trên tàu thuyền. Nó đóng góp rất lớn vào việc xử lý sự cố cháy, bảo vệ tài sản, mạng sống và môi trường trên biển.

Quy định của SOLAS về việc trang bị bơm chữa cháy trên tàu

Công ước SOLAS hay còn gọi là công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển được xem là một trong những hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến các loại tàu buôn. Mục đích chủ yếu của công ước này là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về trang thiết bị, kết cấu và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm thủy thủ, nhân viên và cả hành khách.

Theo sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ hiện nay, cũng như các vấn đề phát sinh trong hoạt động thực tiễn của ngành hàng hải, các yêu cầu kĩ thuật của Công ước đã được bổ sung và sửa đổi liên tục sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số quy định của SOLAS về máy bơm cứu hỏa sự cố mới nhất:

Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy là gì? Quy định về bơm trên tàu
Những quy định cần biết về máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy

  • Các tàu chở khách có dung tích trên 1000 GRT và các tàu chở hàng có dung tích trên 2000 GRT phải được trang bị máy bơm cứu hỏa sự cố, có thể hoạt động độc lập bằng động cơ diesel, xăng hoặc động cơ điện từ máy phát sự cố.
  • Máy bơm cứu hỏa sự cố phải được đặt ở vị trí bên ngoài buồng máy (E/R), kho máy lái hoặc kho mũi.
  • Giữa buồng máy và buồng bơm cứu hỏa sự cố không được có lối đi trực tiếp. Nếu có lối đi, phải có không gian chống cháy nổ giữa hai bên (cửa chống cháy).
  • Bơm cứu hỏa sự cố phải có cửa hút riêng, và chiều cao của cửa hút này không được thấp hơn 4,5 mét so với mực nước biển trong bất kỳ điều kiện mực nước (trim) nào của tàu.
  • Công suất của bơm cứu hỏa sự cố không được nhỏ hơn 40% tổng công suất của bơm cứu hỏa dưới buồng máy, nhưng cũng không được nhỏ hơn 25 m3/giờ.
  • Máy bơm phải có khả năng cung cấp ít nhất 2 vòi rồng với áp suất tối thiểu là 2,1 bar. Cần chú ý đặt vòi rồng ở vị trí cao trong buồng lái để đảm bảo áp lực đủ mạnh.
  • Bơm cứu hỏa sự cố phải có động cơ có thể khởi động được bằng tay và chỉ cần một người cũng có thể thực hiện khởi động dễ dàng. Người sử dụng cần nắm vững kỹ năng khởi động bằng tay nếu sử dụng động cơ quay tay.
  • Nếu bơm cứu hỏa sự cố được lắp đặt trên mực nước thì phải có hệ thống tự mồi nước (một số loại máy phải sử dụng nước ngọt để mồi hoặc là có bơm tự hút chân không….)
  • Nếu động cơ là loại diesel lai, thì động cơ phải dễ dàng khởi động được trong điều kiện lạnh (nhiệt độ 0 độ) bằng cách quay. Có nhiều trường hợp lạnh quá không nổ được khi quay tay thì người dùng có thể dùng đèn cargo light để chiếu sáng và sưởi ấm, hoặc dùng giấy đốt hơ nhẹ ở cửa hút của van xả, sau khi nổ được lần đầu rồi thì lần sau sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu trời lạnh thì nên quay nổ trước khi PSC kiểm tra.
  • Bình nhiên liệu của động cơ lai bơm cứu hỏa sự cố phải có sức chứa đủ để có thể chạy hết tải trong ít nhất 3 giờ đồng hồ và đủ nhiên liệu dự trữ bên ngoài không gian máy móc trong 15 giờ.
  • Động cơ diesel lai của máy bơm sự cố phải được khởi động khi nhiệt độ xuống mức 0 độ bằng tay quay hoặc nguồn điện khác ít nhất 6 lần trong 30 phút và ít nhất 2 lần trong khoảng 10 phút. Nếu bơm sự cố khởi động bằng nguồn điện sự cố thì nhất định phải có hệ thống hâm sấy.
  • Van cách ly (Isolation valve) từ bơm cứu hỏa đến đến hệ thống cứu hỏa chính không được vượt quá 40 mét. Đường kính của đường ống cứu hỏa chính phải đủ để có thể xả tối đa từ 2 bơm chạy đồng thời, trừ tàu chở hàng, đường kính của ống cần đủ để có thể cho sản lượng bơm 140 m3/giờ.

Mua máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy tại Thái Hưng Phát

Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy là gì? Quy định về bơm trên tàu
Thái Hưng Phát – Chuyên cung cấp Máy bơm cứu hỏa cho tàu thủy

Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thái Hưng Phát chuyên cung cấp, phân phối các loại máy bơm PCCC chính hãng, chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết sẽ đưa đến tay khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. 

Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm, chắc chắn sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý, phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu sử dụng của mình. Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin liên hệ dưới đây:

Công ty Cổ Phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Thái Hưng Phát

5/5 - (3 bình chọn)
Thẻ:, , , , , , , , , , , , , , , , ,

Để lại một bình luận